Chọn đúng găng tay bảo hộ chịu nhiệt sẽ giúp bảo vệ tối đa đôi tay của bạn trước tác động của nhiệt từ bên ngoài như bỏng da, thậm chí những ảnh hưởng nguy hiểm đến cả tính mạng.
Găng tay bảo hộ chịu nhiệt, cách nhiệt là những thiết bị được thiết kế nhằm bảo vệ đôi tay của người công nhân không bị bỏng hoặc các vết thương do nhiệt, tia lửa, ngọn lửa gây ra. Hiện nay, thị trường găng tay bảo hộ chịu nhiệt khá đa dạng. Chính vì thế, nếu muốn tìm kiếm một sản phẩm để chắc chắn rằng công nhân của bạn không bị thương trong quá trình làm việc, bạn cần biết cách lựa chọn chúng sao cho phù hợp nhất.
1/ Đo nhiệt độ môi trường, vật tiếp xúc
Điều này cực kỳ quan trọng để quyết định rằng bạn đã lựa chọn đúng loại găng tay bảo hộ chịu nhiệt hay chưa. Bởi mỗi dòng găng tay sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau, và thường thì nhiệt độ ở từng môi trường cụ thể sẽ có sự chênh lệch so với những gì trên lý thuyết. Do đó hãy chắc chắn găng tay bảo hộ của bạn chịu được mức nhiệt ở môi trường làm việc hoặc vật tiếp xúc trong quá trình lao động.
Bạn có thể sử dụng nhiệt kế hồng ngoại để làm việc này. Chúng sẽ giúp bạn biết chính xác nhiệt độ môi trường làm việc, vật tiếp xúc để lựa chọn dòng găng tay phù hợp.
2/ Đảm bảo găng tay bảo hộ có mức độ chịu nhiệt phù hợp
Điều này có nghĩa là sau khi đã đo nhiệt độ, chọn loại găng tay có mức độ bảo vệ phù hợp thì bạn hãy thử nghiệm chúng với từng mức nhiệt khác nhau đến khi đạt mức cao nhất tại môi trường làm việc. Nguyên nhân là vì bạn sẽ không thể biết được trong quá trình làm việc, găng tay đó sẽ có những thay đổi gì. Chính vì thế, tốt nhất hãy thử nghiệm chúng trước đó nhé.
Hiện nay nhiều quốc gia áp dụng thử nghiệm theo tiêu chuẩn CHAR (Kiểm tra theo tiêu chuẩn ASTM F1060-87). Hiểu một cách đơn giản, thử nghiệm này cho biết nhiệt độ tối đa mà bạn có thể giữ một vật trong 40s trước khi cảm thấy đau và 15s trước khi bị bỏng ở cấp độ 2. Khi áp dụng thử nghiệm này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại găng tay chịu nhiệt phù hợp.
3/ Kiểm tra nhiệt độ của vật liệu bên ngoài găng tay
Hiện nay, găng tay bảo hộ chịu nhiệt có khá nhiều loại được làm từ các chất liệu riêng biệt, mỗi loại sẽ tương ứng với mức độ chống nóng khác nhau. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người lao động trong thời gian dài, nhà sản xuất cần chắc chắn chất liệu chống nhiệt bên ngoài được làm bằng chất liệu tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao. Chính vì vậy, khi lựa chọn, bạn hãy để ý đến chất liệu bên ngoài găng tay để đảm bảo chúng có mức độ chịu nhiệt tốt.
Dưới đây là bảng mức độ chịu nhiệt của các chất liệu thường được sử dụng làm găng tay mà bạn tham khảo:
Chất liệu | Độ C | Độ F |
Da | 205 độ C | 400 độ F |
Len | 100 độ C | 212 độ F |
Cotton | 205 độ C | 400 độ F |
Kevlar | 426 độ C | 800 độ F |
Sợi Nomex | 370 độ C | 700 độ F |
Carbon | 1650 độ C | 3000 độ F |
PBI | 480 độ C | 900 độ F |
4/ Đừng quên độ khéo léo của găng tay.
Khi bạn đã đáp ứng được tiêu chí an toàn khi lựa chọn găng tay bảo hộ chịu nhiệt, hãy để ý đến mức độ khéo léo của găng tay. Nghĩa là chúng có độ vừa vặn phù hợp, mang đến cảm giác thoải mái cho người dùng, không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Tốt nhất hãy để công nhân lao động đeo thử chúng và làm việc để kiểm tra mức độ khéo léo này.
5/ Xem xét các mối nguy hiểm còn lại.
Không chỉ nhiệt, môi trường làm việc của bạn còn tiềm ẩn mối nguy hiểm nào, hãy liệt kê ra chúng và tìm phương án giải quyết tốt nhất.
Ví dụ như nếu bạn cần xử lý kim loại nóng chảy, bạn cần đến một loại găng tay có mặt sau được làm sáng để giảm truyền nhiệt bức xạ và bảo vệ cho bạn, quần áo khỏi bị văng kim loại.
Đối với các môi trường có thể tiếp xúc với các vật sắc nhọn, bạn cần đến một loại găng tay có khả năng chống cắt tốt.
Thị trường găng tay bảo hộ chịu nhiệt khá đa dạng, tùy vào mức độ chịu nhiệt sẽ tương ứng với những công việc và môi trường khác nhau. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, do thiếu hiểu biết, cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về đặc tính của từng dòng găng tay, cân nhắc xem đâu mới là thiết bị phù hợp nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét